Nữ nghệ sỹ duy nhất dám t.át thẳng vào mặt Hoài Linh: “T.ao đ.ánh cho m tỉnh, m tỉnh chưa hả Bốn”

Nữ nghệ sỹ duy nhất dám t.át thẳng vào mặt Hoài Linh: “T.ao đ.ánh cho m tỉnh, m tỉnh chưa hả Bốn”

Danh ca này được xem là giọng hát số 1 của dòng nhạc dân ca Nam Bộ.

Mới đây, tại một livestream, danh ca Hương Lan đã tiết lộ câu chuyện cô từng tát nghệ sĩ ưu tú Hoài Linh.

Cô nói: “Có lần tôi đang ngồi thì một người quen gọi điện cho tôi, bảo rằng: Mẹ phải tới nhà xử thằng Bốn đi, nó gặp chuyện nên đang uống rượu bê bết kìa.

Tôi tới nhà, Hoài Linh vừa thấy tôi liền bảo: Em muốn chết chị hai ơi, em buồn lắm. Tôi lập tức tát vào mặt Hoài Linh vào bảo: Mày sảng hả Bốn? Mày tỉnh chưa Bốn.

Hoài Linh hét lên: Sao chị hai đánh em? Tôi bảo: Tao đánh cho mày tỉnh lại. Chị hai đánh cho em tỉnh lại. Em là Hoài Linh, em có biết không? Lúc này, Hoài Linh mới bình tĩnh lại và nói: Em biết rồi.

Tôi thương Hoài Linh vô cùng và phải có tình thương lớn thế nào thì tôi mới làm vậy để giữ tinh thần Hoài Linh trở lại, không làm chuyện dại dột”.

Nhiều khán giả thắc mắc danh ca Hương Lan là ai mà có tầm ảnh hưởng đến Hoài Linh đến thế.

Nữ danh ca dám tát Hoài Linh là ai?- Ảnh 1.

Hương Lan và Hoài Linh

Nữ danh ca số 1 của dòng nhạc dân ca Nam Bộ

Danh ca Hương Lan sinh năm 1956 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Cô là con gái của nghệ sĩ cải lương Hữu Phước nên từ nhỏ đã được dạy hát và tiếp xúc với âm nhạc. Hương Lan bước lên sân khấu từ rất sớm, được báo giới ngày đó gọi là “thần đồng”.

Sau này, Hương Lan nổi tiếng với dòng nhạc trữ tình quê hương, dân ca và Bolero. Cô sở hữu tiếng hát đẹp lộng lẫy và mùi mẫn cảm xúc, cùng kỹ thuật hát dân ca điêu luyện ít ai sánh kịp, được xem là đàn chị, người thầy của nhiều thế hệ ca sĩ.

Dù nổi tiếng muộn hơn và thuộc thế hệ đàn em nhưng Hương Lan xứng đáng được xếp ở vị trí danh ca, cùng các bậc tiền bối như Thanh Thúy, Hà Thanh, Thanh Tuyền, Phương Dung, Hoàng Oanh.

Điều nổi bật ở Hương Lan là dù không được học hành trường lớp bài bản nhưng lại nổi tiếng có kỹ thuật cực kỳ điêu luyện, đứng nhất nhì trong các nữ ca sĩ hát nhạc trữ tình quê hương miền Nam.

Đa số ca sĩ chỉ phát triển quãng trầm, trung, hoặc cao tương ứng với loại giọng của họ. Nhưng ở Hương Lan, trình độ điều khiển giọng hát đã đến bậc thượng thừa. Cô có thể hát đẹp ở cả ba quãng trung, trầm, cao với sự nhất quán về âm sắc và support, cũng như độ tự nhiên, không chút khác biệt.

Dù là light lirico soprano (nữ cao trữ tình sáng mảnh) nhưng quãng trầm của Hương Lan rất tốt. Cô có thể xuống tới C3, support F3 đầy sức nặng và vô cùng rõ ràng.

Hương Lan hát trầm tròn vành và chắc nịch nhưng quãng cao cũng vô cùng đẹp. Chẳng hạn, trong màn song ca Đố ai nếu Ý Lan hơi mất kiểm soát ở C5 thì Hương Lan lại bình tĩnh đưa note nhạc đó lên một cách nhẹ nhàng nhất có thể.

Hương Lan chuyển giọng cũng rất tốt, không lộ liễu và rất ngọt. Thế nên, khi cô chuyển từ giọng thật sang giọng giả thanh, khán giả vẫn cảm thấy có sự liên kết liền mạch, mịn màng.

Chẳng hạn, trong màn song ca Đố ai, Hương Lan ngân lên chữ “đố” và chuyển từ giọng thật qua giả thanh một cách ngọt ngào như dòng suối, kèm ngân rung tự nhiên vô cùng đẹp, như đưa người nghe vào một giấc mơ.

Không những vậy, và làn hơi bất tận của cô còn kéo dài từ chữ “đố” đến hết câu hát tiếp theo.

Nữ danh ca dám tát Hoài Linh là ai?- Ảnh 2.

Có thể thấy, chỉ với một câu hát, Hương Lan đã thực hiện được những kỹ thuật chuẩn mực nhất của thanh nhạc cổ điển, từ vị trí âm thanh chuẩn xác, làn hơi vững chắc tới khả năng chuyển quãng linh hoạt và vibrato (ngân rung) vô cùng tự nhiên.

Là một cây đại thụ của dòng nhạc Bolero nên kĩ thuật luyến láy của Hương Lan thực sự đạt tới mức thượng thừa, ít ai sánh kịp. Một trong những kĩ thuật đỉnh cao cô từng thực hiện là mezzo trillo.

Trillo (rung láy) là hát láy đi láy lại 2 note liên tiếp với tốc độ cao. Trillo đôi khi được kết hợp với một note cao ngân dài ngân dài sử dụng vibrato. Đây là kĩ thuật khó của dòng Opera Bel Canto Ý, rất hiếm khi được sử dụng trong nhạc đại chúng. Ngay cả trên thế giới, cũng rất ít diva thực hiện được trillo.

Tuy nhiên, Hương Lan vẫn dư sức sử dụng mezzo-trillo (rung láy ngắn) một cách nhẹ nhàng.

Có thể thấy, dù không qua trường lớp bài bản nhưng kĩ thuật hát của Hương Lan rất tốt và thực hiện được cả những trang trí màu sắc, hoa mỹ. Nhưng vì yêu cầu của Bolero là sự mộc mạc, chân thành, nên khán giả ít thấy cô vắt vẻo những kĩ thuật phức tạp vào bài hát.

Hương Lan hát Bolero với tâm hồn của người con vọng cổ, cải lương, nên tạo ra một chất nhạc rất riêng, thấm đẫm màu sắc dân gian, dân ca. Với người nghe Bolero hiện đại, cách hát này có vẻ hơi cũ, nhưng lại là cách hát thuần Việt nhất.

Nói cách khác, Hương Lan đã biến Bolero từ dòng nhạc ngoại lai thành âm hưởng trọn vẹn của dân tộc.

Nữ danh ca dám tát Hoài Linh là ai?- Ảnh 3.

Người thầy, thần tượng của nhiều thế hệ ca sĩ

Hương Lan sở hữu kỹ thuật hát điêu luyện cùng một lối sống chuẩn mực, lại luôn giúp đỡ, chỉ dẫn các đàn em khi mới vào nghề. Vì vậy, cô được nhiều ca sĩ kính trọng học hỏi. Có nhiều ca sĩ còn gọi Hương Lan là “mẹ” để thể hiện tình cảm ngưỡng mộ, trân quý của họ.

Ca sĩ Leon Vũ từng tâm sự rằng, chính Hương Lan là người dạy anh hát tiếng Việt cho hay và tròn vành, rõ chữ.

Hương Lan cũng chính là người hướng dẫn Quang Lê cách hát Bolero cho đúng, có hồn để chiếm được tình cảm khán giả. Anh từng chia sẻ trên Youtube cá nhân:

“Tôi may mắn được nhờ mẹ Hương Lan dạy hát cho nên mới được như ngày hôm nay. Nói thật, trường phái của tôi và mẹ Hương Lan khác nhiều người lắm.

Nhiều người nghe tôi và mẹ Hương Lan hát không quen, muốn phải ngân nga tràn giang đại hải thì mới chịu nhưng hai mẹ con tôi không hát như thế.

Kể cả bài hit Sương trắng miền quê ngoại. Hồi xưa tôi vừa vào câu đầu đã luyến, mẹ Hương Lan còn bảo nghe sợ quá nhưng giờ ai nghe tôi hát sẽ thấy không còn luyến nhiều như thế nữa”.

Như vậy, có thể thấy rằng, Hương Lan tuy đi sau nhiều danh ca lớn nhưng lại có được lối hát Bolero hoàn toàn riêng, kỹ thuật nhưng vẫn giữ được sự mộc mạc, chân phương, phát huy cảm xúc, âm sắc tự nhiên và biết tiết chế, xử lý tinh tế. Cách hát này được Quang Lê kế thừa một cách thành công.

Nữ danh ca dám tát Hoài Linh là ai?- Ảnh 4.

Đến nghệ sĩ ưu tú Kim Tiểu Long, một người gạo cội trong sân khấu cải lương cũng gọi Hương Lan là mẹ một cách trân trọng.

Được khán giả ngưỡng mộ tặng vàng

Hương Lan được xem là nữ danh ca số 1 trong dòng nhạc dân ca Nam Bộ, đến nay chưa một ai vượt qua được. Cô còn hát được cả cải lương rất hay, đúng chất con nhà nòi.

Vì thế, Hương Lan không chỉ được các đàn em trong nghề ngưỡng mộ, tôn trọng mà còn được nhiều khán giả yêu quý.

Cô từng tâm sự: “Tôi có những người khán giả yêu thương, cưng tôi lắm. Có những người cho tôi nhà, đất. Với người ta có thể là nhỏ nhưng với tôi, điều đó rất lớn. Tôi chỉ xin nhận tình cảm của những người đã yêu thương tôi, ủng hộ tôi trong sự nghiệp. Tình thương quý vị dành cho tôi là những gì quý nhất với tôi”.

Có một fan hâm một vừa gặp Hương Lan đã nói: “Chị ơi, em thương cái cằm của chị quá nên bây giờ em phải đi gặp bác sĩ để bảo người ta sửa cằm em giống cằm chị”.

Một lần nọ, Hương Lan đang hát ở Mỹ thì có một khán giả dúi vào tay cô một sợi dây chuyền vàng 24K. Một lần khác, Hương Lan đi hát ở miền Tây cũng có một khán giả làm như vậy. Điều đó cho thấy, khán giả ở khắp nơi, từ trong nước ra hải ngoại đều yêu mến Hương Lan.

Theo kenh14

hieu8686